Loading...

Giải thưởng

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn trực tiếp
      Mr Quyền: 0912302740
     0977.996.883/0242.21.21.519


congtybkhn@gmail.com

Thống kê truy cập

Số người đang online : 43
Số người đã truy cập : 739942

Video Sản phẩm

Video Hoạt động

Tỷ giá và thời tiết

Giá vàng SJC
( Nguồn : Cty SJC Hà Nội )
Tỷ giá ngoại tệ
Thời tiết
Số người truy cập: 678024
Số người online: 43
Thương hiệu vàng iệu vàng
Công nghệ sản phẩm
Chi tiết
KINH NGHIỆM, CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    Cập nhật: 27/04/2017 10:45:23 SA

Tình trạng xả thải bừa bãi, ý thức chưa cao của một số công dân, dẫn đến việc rác xuất hiện nhiều trên phố, đường đi hoặc bất kì nơi nào.

Tình trạng xả thải bừa bãi, ý thức chưa cao của một số công dân, dẫn đến việc rác xuất hiện nhiều trên phố, đường đi hoặc bất kì nơi nào.

 
KINH NGHIỆM, CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG.
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI
Đại diện nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quyền
Một số điểm đáng chú ý trong công tác thu gom rác thải đô thị 
• Giải pháp quản lý, xử lý theo hướng bảo vệ môi trường, TKNL
 • Thực tế triển khai và bài học kinh nghiệm 
• Đề xuất hướng nghiên cứu, thực hiện trong tương lai 
• Kết luận 
• Lời cảm ơn
 
Tình trạng xả thải bừa bãi, ý thức chưa cao của một số công dân, dẫn đến việc rác xuất hiện nhiều trên phố, đường đi hoặc bất kì nơi nào.
• Dân số đô thị ngày càng tăng thì lượng rác thải ở khu vực này cũng sẽ ngày càng tăng. Trong khi các Công ty thu gom, xử lý rác thì  dường như chưa có quy hoạch đồng bộ cùng với việc tăng dân số đô thị.
• Hình thức thu gom chưa thật triệt để. Mặc dù đã có xe thu gom rác theo giờ, tuy nhiên người dân không chỉ tập trung mang rác ra đổ tại thời điểm thu gom mà còn đổ trước hoặc sau khi xe rác đi thu gom, làm chất đống những túi rác xung quanh khu vực dân cư sinh  sống. Điều này càng làm mất vệ sinh, rỉ rác, mùi ôi thối gây ô nhiễm môi trường ngay tại khu vực đông dân cư
1. MỘT SỐ ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG CÔNG TÁC THU GOM RÁC THẢI ĐÔ THỊ
 
Trong các thành phố lớn đang thiếu các khu xử lý chất thải rắn với quy mô tập trung. Thiếu các đơn vị, tổ chức thu gom, vận chuyển,
xử lý rác chuyên nghiệp dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
• Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn chủ yếu là tự phát tại các cơ
sở sản xuất làng nghề do chưa có hành lang pháp lý cho việc tái chế này.
=> Việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp trong việc thu gom, xử lý rác thải đô thị để bảo vệ môi trường, tiết
kiệm năng lượng là nhiệm vụ rất cấp bách để giải quyết vấn đề rác thải đô thị trong giai đoạn hiện nay và định hướng cho tương lai.
2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ THEO HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, TKNL
 
Để góp phần xử lý rác thải đô thị triệt để, vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng thì các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu và mạnh dạn ban hành các chính sách, chế
tài và các hướng dẫn cụ thể để người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác có cơ sở, căn cứ thực hiện, chẳng hạn:
• Tập hợp các nhà khoa học, những nhà doanh nghiệp hoạt động thực tiễn nghiên cứu và ban hành các phương pháp xử lý rác: phân loại, tái chế, đốt tiêu hủy, đốt tận dụng nhiệt, chôn lấp, …
• Cần quy hoạch tổng thể các khu xử lý rác để tận thu và coi rác như nguồn tài nguyên cần khai thác.
• Phân loại trước khi có phương án xử lý, phần nào đem tái chế thành nguyên, nhiên liệu cho các quá trình sản xuất khác, phần nào đem xử lý. Khi xử lý cần có nghiên cứu, phân tích các giải pháp cụ thể, khoa học và thực tiễn về những ứng dụng để tận thu nguồn năng lượng:
dùng nhiệt thải để phục vụ sản xuất, dùng tro xỉ để làm cốt liệu sản
xuất cấu kiện bê tông để làm đường, gạch, hay san lấp mặt bằng, ….
• Cần có các chính sách, đặc biệt là cơ sở pháp lý hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tận dụng hoàn toàn nguồn thải của mình để tái chế hoặc đốt trong buồng đốt đạt tiêu chuẩn để sinh nhiệt  cho lò hơi, quy mô đến hàng nghìn tấn/ngày áp dụng phát điện với nhiên liệu
từ rác thải.
3. THỰC TẾ TRIỂN KHAI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM  Trên thực tế triển khai, nhóm nghiên cứu đã đạt một số thành quả
nhất định về mặt kỹ thuật, cụ thể:
• Triển khai dây chuyền thiết bị lò đốt tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ, công suất đến 100 tấn/ngày đêm, hệ thống vận hành ổn định, khói thải cháy kiệt, nồng độ các thành phần khí thải thấp hơn quy chuẩn hiện hành.
• Triển khai lò hơi tận dụng nhiệt từ chất thải công nghiệp đến 15 tấn/giờ, áp suất sinh hơi đến 15 bar, cấp hơi bão hòa cho các hộ sử dụng hơi trong công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề cấp phép trong vận hành còn vướng mắc, các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, thiếu căn cứ để thực hiện.
 
 
Các lò đốt công suất nhỏ dưới 1 tấn/giờ đã được thương mại hóa, vận hành tại nhiều địa phương trong toàn quốc. Một trong các sản phẩm đã được cấp phép của Bộ xây dựng là lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha. Các sản phẩm khác đã đăng ký sử hữu trí tuệ như lò hơi đốt nhiên liệu giàu chất bốc Greentech HFB, lò đốt chất thải công nghiệp CONI, lò đốt chất thải y tế Vite. 
• Khí thải và thiết bị đáp ứng các quy chuẩn hiện hành: QCVN 30:2012/BTNMT đối với lò đốt công nghiệp; QCVN 61- MT:2016/BTNMT đối với chất thải rắn sinh hoạt, …
 
Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã đúc rút được một số bài học kinh nghiệm và những vướng mắc về mặt pháp lý hiện nay, như:
 • Các doanh nghiệp xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn: không có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện các dự án đầu tư, chưa tạo hành lang pháp lý đầy đủ để triển khai các nội dung còn vướng mắc (giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường, cơ sở giải ngân nguồn vốn), việc đánh giá và lựa chọn công nghệ còn nhiều hạn chế - thiếu các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, cơ chế vận hành và hỗ trợ tài chính thiếu thống nhất và chưa kịp thời, nhân sự tiếp nhận các dự án đầu tư còn yếu - thiếu năng lực, ….
 • Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chưa có động lực để phát huy hay tập hợp sức mạnh để cùng phát triển một dây chuyền xử lý rác thải đồng bộ, kết nối, tích hợp các công đoạn khác nhau sao cho hiệu quả và bền vững hơn. 
• Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các ban ngành quản lý nhà nước thường rất chậm và không thực sự hiệu quả đối với các dự án môi trường được xã hội hóa.
3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU, THỰC HIỆN TRONG TƯƠNG LAI
 
Với những tồn tại lớn hiện nay, hướng nghiên cứu và các công việc cần thực hiện trong tương lai, cần lưu ý đến các điểm sau:
 • Quy hoạch các khu xử lý rác thải tập trung đồng bộ trong công nghệ và tăng hiệu quả xử lý. 
• Cần xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ nghiên cứu, phân tích và ứng dụng triển khai các kỹ thuật xử lý rác thải tập trung: phân loại, tái chế, đốt, ủ phân… 
• Xem xét mua trọn gói hoặc nhập các công nghệ phù hợp trong việc xử lý rác thải sinh hoạt đô thị để phát điện, tiến đến làm chủ công nghệ, nhân rộng mô hình trong phạm vi toàn quốc trên các thành phố lớn, quy mô từ 1.000 tấn/ngày trở lên.
 • Nghiên cứu hoàn thiện một khu xử lý rác thải quy mô vừa 50-100 tấn/ngày đêm với tất cả các công đoạn và tập hợp các công nghệ xử lý để làm mẫu, thẩm định làm căn cứ cho việc nhân rộng trong phạm vi toàn quốc. 
• Với các quy mô cấp xã, hoặc cụm xã, có lượng chất thải nhỏ hơn 50km), nên áp dụng các lò đốt nhỏ để xử lý tại chỗ.
Với mọi quy mô công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xem xét tận dụng các thành phần rác khó phân hủy, tạo thành nhiên liệu, sử dụng trong các lò hơi, lò đốt tại các khu công nghiệp: 
• Giá thành nhiên liệu tái chế dự kiến: < 750 đồng/kg. 
• Nhiệt trị nhiên liệu: 3.000-5.500 kcal/kg
 
3. THỰC TẾ TRIỂN KHAI VÀ HƯỚNG RA CỦA NHIÊN LIỆU Dùng cho lò đốt công nghiệp CONI
Cấp nhiệt sinh hơi trong công nghiệp 
 
4. KẾT LUẬN  Việc thực hiện công tác thu gom, kết hợp công tác truyền thông phân loại tại nguồn cần tiếp tục nghiên cứu và chấn chỉnh để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường. 
• Các biện pháp quản lý cần tăng cường, tương thích với trình độ phát triển của khoa học công nghệ và xu thế phát triển của xã hội. 
• Công tác hoàn thiện thiết bị phân loại chất thải cần tiếp nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao mức độ ổn định của dây chuyền khi hoạt động. 
• Xem xét việc tận dụng nhiệt từ chất thải sau phân loại, hoàn thiện cơ sở pháp lý như một hướng ra bền vững trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp trong giai đoạn hiện nay và tương lai. 
• Việc hình thành các nhóm nghiên cứu nên được xem xét để tạo ra giá trị cao hơn cho chuỗi dây chuyền thiết bị công nghệ.
 
5. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM TẠI VĨNH PHÚC Mô hình xử lý rác thải bền vững của nhóm nghiên cứu
+ Cho triển khai thí điểm nhà máy xử lý chất thải rắn trong khu công nghiệp, tận dụng nhiệt để sinh hơi nước bão hòa, cấp cho chính khu công nghiệp: khả năng xử lý 50-100 tấn rác thải công nghiệp/ngày đêm, sinh lượng hơi nước bão hòa từ 10 đến 20 tấn hơi/giờ. 
• Cho triển khai thí điểm mô hình tạo viên nhiên liệu từ chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại, để làm nhiên liệu tái tạo cho lò hơi, cấp hơi bão hòa trong các khu công nghiệp: khả năng xử lý khoảng 100 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm, sinh lượng nhiên liệu tái tạo từ rác sau phân loại khoảng 25 tấn/ngày đêm, đáp ứng công suất hơi nước bão hòa 5 tấn hơi/giờ
 • Triển khai các mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp xã hoặc cụm xã bằng dây chuyền thiết bị công nghệ sử dụng lò đốt BD-Anpha
6. ĐỀ XUẤT HỢP TÁC NGHIÊN CỨU TRONG CLB Phối hợp với nhóm nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ  Nghiên cứu, hoàn thiện dây chuyền thiết bị phận loại, tạo viên nhiên liệu từ chất thải rắn sinh hoạt công suất 100 tấn rác đầu vào/ngày. 
. • Nghiên cứu và hoàn thiện lò đốt tạo Silica từ tro trấu, công suất 5 tấn/ngày đêm, nhằm góp phần giải quyết tro trấu tại đồng bằng Sông Cửu Long. 
. • Nghiên cứu các mô hình đốt rác tiêu hủy thông thường cho các trường học, khu dân cư,..
. • Kết quả ban đầu của nhóm nghiên cứu: – Hướng dẫn thành công 5 kỹ sư, hiện đang hướng dẫn TNĐH 3 kỹ sư. – Một học viên đã bảo vệ thành công đề tài Thạc Sỹ chuyên ngành – Một nghiên cứu sinh đang trong giai đoạn nghiên cứu, năm thứ 2. – Xuất bản 3 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước – Trình bày tại trên 20 hội thảo khoa học tại các tỉnh, Bộ và các tổ chức khoa học
 
 
 
Tag:
Tin liên quan
Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha đáp ứng QCVN 61-MT:2016/BTNMT Công suất 700 kg/giờ thế hệ 2. - (20/11/2024, 02:40:54 CH)
Lò đốt chất thải rắn y tế VITE, chung tay dập dịch COVID-19 - (05/04/2020, 11:17:13 SA)
Giới thiệu lò đốt chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với đặc thù nông thôn Việt Nam hiện nay - (12/10/2018, 12:12:22 CH)
Nâng cấp và cải tiến các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt quy mô nhỏ, đáp ứng QCVN 61-MT:2016/BTNMT tại Việt Nam - (23/09/2018, 07:12:10 CH)
Lò đốt tích hợp chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp cho cấp huyện, khu công nghiệp và cụm xã - (23/09/2018, 07:10:45 CH)
Mô hình xử lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện, thành phố. - (04/04/2018, 09:57:19 SA)
Lò hơi đa năng, sử dụng đa nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, chi phí vận hành thấp, công nghệ Greentech HFB - (14/03/2018, 11:57:43 SA)
Lò đốt chất thải rắn y tế nhãn hiệu Vite đáp ứng QCVN 02:2012/BTNMT Công suất 50kg/giờ - (30/01/2018, 02:48:15 CH)
Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha đáp ứng QCVN 61-MT:2016/BTNMT Công suất 1000 kg/giờ - (22/01/2018, 05:46:18 CH)
Giới thiệu tổng quan dự án đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tận dụng nhiệt để phát điện - (18/09/2017, 09:03:15 SA)
Kinh nghiệm, các giải pháp quản lý, xử lý rác thải đô thị - (05/04/2017, 12:31:44 CH)
Giới thiệu khu xử lý rác thải sinh hoạt công suất 15 TẤN/ Ngày đêm Lò Đốt BD-ANPHA - (14/10/2016, 08:01:15 CH)
Báo cáo công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-ANPHA - (28/10/2014, 01:49:03 CH)
Khai trương triển lãm "Thành tựu sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam" tại bảo tàng Hồ Chí Minh - (02/04/2014, 03:25:36 CH)
Hội nghị Ứng dụng Khoa học và Công nghệ phát triển sản xuất - (01/04/2014, 10:33:34 SA)
Hệ thống xử lý khói - bụi và mùi - (31/03/2014, 10:17:43 SA)
Khai giảng khóa đào tạo Kiểm toán viên năng lượng - (31/03/2014, 10:24:26 SA)
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công lò đốt rác thải sinh hoạt công suất 500 kg giờ - (31/03/2014, 10:36:51 SA)

Video Clip

Facebook

Tài liệu tham khảo

Thư viện ảnh

Đối tác