1. Sự cần thiết phải có dây chuyền thiết bị công nghệ
Theo yêu cầu thực tế tại nhiều địa phương, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp rất khó phân loại và phải xử lý bằng phương án thiêu đốt. Việc xã hội hóa công tác đầu tư giúp giảm ngân sách nhà nước, tăng hiệu quả xử lý chất thải, tăng chất lượng dịch vụ xử lý chất thải rắn tại các địa phương.
Lò đốt tích hợp chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp được thiết kế thỏa mãn đồng thời cả QCVN 61-MT:2016/BTNMT cho chất thải rắn sinh hoạt và QCVN 30:2012/BTNMT cho chất thải rắn công nghiệp được đội ngũ cán bộ công nghệ và kỹ thuật của BKEET nghiên cứu, hoàn thiện, cung cấp cho khách hàng từ năm 2015. Đến nay, sau 3 năm vận hành cho thấy, mô hình này được xem là phù hợp cho các doanh nghiệp tư nhân, đầu tư cho công tác xử lý môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế, thu hút nguồn vốn xã hội hóa.
Lò đốt rác sinh hoạt và công nghiệp kết hợp, công suất 2.000 kg/h
2. Mục tiêu của lò đốt
Mục tiêu của công nghệ đề xuất nhằm:
- Xử lý triệt để lượng CTR chưa được phân loại từ nguồn, với công suất từ 25 đến 100 tấn/ngày đêm.
- Các vấn đề phát thải thứ cấp: tro xỉ, khí thải, nước rỉ rác được xử lý triệt để, đáp ứng các QCVN hiện hành, tái sử dụng nhiệt thừa, đóng gạch – làm vật liệu xây dựng và đảm bảo tỷ lệ chôn lấp các chất thải rắn dưới 10%.
- Thu hồi nhiệt thừa để sản xuất hơi nước, cung cấp cho các nhà máy có nhu cầu sử dụng hơi nước là nguồn thu quan trọng để đảm bảo điều kiện sản xuất bền vững của nhà máy.
- Xây dựng các nhà máy xử lý CTR thân thiện môi trường, hoạt động bền vững trong điều kiện hiện nay.
3. Nguồn thu đảm bảo sự hoạt động bền vững của nhà máy
Nguồn thu đảm bảo sự hoạt động bền vững của nhà máy đến từ hai nguồn chính:
- Từ phí xử lý CTR, theo quyết định số 322/QĐ-BXD đề ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Nguồn thu chính từ phí xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại sẽ duy trì toàn bộ sự hoạt động của nhà máy xử lý.
- Nguồn thu của nhà máy sẽ gia tăng lớn gấp đôi nếu nhà máy xử lý đặt trong các khu công nghiệp. Phí thu từ nguồn bán hơi nước cho các hộ sử dụng trong khu công nghiệp. Với quy mô công suất đủ lớn, từ 250 tấn rác/ngày, nguồn thu có thể từ điện năng được tạo ra từ dây chuyền công nghệ đối với dự án nhà máy điện rác đồng thời cấp hơi cho các quá trình công nghệ sẽ được xem là lựa chọn tốt cho các thành phố và khu công nghiệp lớn.
- Các nguồn khác: bán gạch, bán vật liệu xây dựng, vật liệu tái chế,…
Mô hình nhà máy xử lý chất thải có phát điện đặt tại các khu công nghiệp
(quy mô rác thải tối thiểu từ 200 tấ/ngày)
4. Kinh phí đầu tư và các thông số kinh tế kỹ thuật
Kinh phí đầu tư cho một số quy mô công suất của dây chuyền thiết bị công nghệ, như sau đây:
Stt
|
Các thông tin công việc
|
Đơn vị
|
Lò 1.000kg/h
|
Lò 2.000kg/h
|
Lò 3.000 kg/h
|
01
|
Giá thiết kế
|
Triệu
|
100-350
|
125-425
|
150-500
|
02
|
Giá giám sát
|
Triệu
|
Thỏa thuận
|
Thỏa thuận
|
Thỏa thuận
|
03
|
Giá trọn gói
|
Triệu
|
3.500-7.000
|
4.000-8.500
|
5.500-9.800
|
04
|
Móng lò, thiết bị phụ
|
Triệu
|
500
|
650
|
750
|
05
|
Thời gian thi công
|
Tháng
|
3
|
4
|
5
|
06
|
Mặt bằng chiếm chỗ
|
m2
|
250
|
300
|
350
|
07
|
Nhân sự vận hành
|
Người/ca
|
3
|
3
|
3
|
08
|
Phí xử lý rác tạm tính
|
Vnđ nghìn/tấn
|
180-450
|
150-450
|
130-450
|
09
|
Lò đốt và khí thải
|
QCVN
|
Đạt
|
Đạt
|
Đạt
|
10
|
Bảo hành
|
Tháng
|
12
|
12
|
12
|
Lò hơi thu hồi nhiệt thừa từ chất thải rắn, công suất 1,5 t/h
5. Hình thức thực hiện
Để linh hoạt trong công tác triển khai xây dựng dây chuyền thiết bị công nghệ và nhà máy, BKEET đề xuất các hình thức hợp tác sau đây:
-
Bán thiết kế, tư vấn, giám sát quá trình xây dựng, chế tạo, lắp đặt công trình.
-
Góp vốn gián tiếp thông qua thiết kế, giám sát, triển khai nhân lực xây dựng nhà máy.
-
Bán trọn gói dịch vụ: thiết kế, chế tạo, xây lắp, vận hành và chuyển giao theo hình thức (BOT).
-
Phối hợp với các tổ chức xây dựng dự án, cùng khai thác dịch vụ cung cấp cho địa phương và khách hàng có sử dụng hơi nước.
-
Hoặc một hình thức phù hợp khác do đối tác đề xuất.
Mô hình thiết kế tổng thể của dây chuyền lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp 3.000 kgh
6. Đơn vị cung cấp giải pháp
Công ty Cổ phần Năng lượng và Môi trường Bách Khoa Hà Nội được gọi là BKEET. Công ty chủ động trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, tổ chức vận hành các mô hình này.
Để có thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, thiết bị hoặc cần hỗ trợ, tư vấn,… Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Năng lượng và Môi trường Bách Khoa Hà Nội:
- Phụ trách kỹ thuật: Mr. Quyền – 0977 996 883/0912302740.
- Địa chỉ: số 242H, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Website: http://bkeet.com.vn/ , http://ducminhmtv.com.vn/
- Email: ducminh.mtv@gmail.com, Congtybkhn@gamil.com
- Điện thoại: 0242 21 21 519; 0912302740.
- http://bkeet.com.vn/dich-vu/catalog
Nguyễn Đức Quyền